Lượt xem: 6331 | Gửi lúc: 23/12/2013 08:10:11

Công bố Quyết định Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030

Đồng chí Ngô Văn Tuấn – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng dự, Công bố Quyết định Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030

qhbson.jpg

Ảnh Đ/c Ngô Văn Tuấn – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Công bố Quyết định Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn

                                                                         đến năm 2030,  tầm nhìn sau năm 2030


Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế động lực có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hoá.Thị xã hiện tại có 8 phường, xã (6 phường: Ba Đình, Ngọc Trạo, Bắc sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Phú sơn và 2 xã: Quang Trung, xã Hà Lan). Dân số thị xã: 56.893 người (theo điều tra dân số 2012);

Trong những năm qua, Sở Xây dựng cùng cấp uỷ, chính quyền thị xã Bỉm Sơn đã quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị và đã đạt được những thành tựu đáng kể; kinh tế không ngừng phát triển, văn hoá – xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân đô thị được nâng cao.

Trước yêu cầu, xu thế phát triển mới của thị xã Bỉm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa  đã có Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển thị  xã Bỉm Sơn, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trong giai đoạn 2011-2015. Phấn đấu đến năm 2015 thị xã cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. Đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.


anhbs2.jpg

Ảnh các Đ/c Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo Sở Xây dựng, Lãnh đạo TX Bỉm Sơn chứng kiến Lễ ký bàn giao hồ sơ QHC TX Bỉm Sơn.

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030 vừa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 01/11/2013, có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển bền vững Thị xã Bỉm Sơn. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị và phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng, thế mạnh của Thị xã để phát triển KT -XH, từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở; dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa; hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Định hướng phát triển thị xã theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 01/11/2013, như sau:

1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Phạm vi điều chỉnh quy hoạch trong địa giới hành chính thị xã Bỉm Sơn, gồm: 6 phường (Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Đông Sơn, bắc Sơn, Phú Sơn), 2 xã (Quang Trung, Hà Lan) và một phần đất phía tây thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung để mở rộng khu công nghiệp. Tổng diện tích khoảng: 6.701,18ha.

2. Tính chất, chức năng: Là đô thị trung tâm vùng động lực kinh tế phía Bắc tỉnh Than Hoá, các chức năng chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ, du lịch; có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông; trung tâm giáo dục đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

3. Quy mô  dân số: Dự báo dân số đến năm 2020: Dân số đô thị khoảng 120.000 người; Dự báo đến năm 2025: Dân số  đô thị khoảng 150.000 người.

4. Định hướng phát triển không gian: Theo hướng Đông – Tây: Liên kết vùng kinh tế Bắc Thanh Hoá thông qua đường 525; Theo Hướng Bắc – Nam: thông qua Quốc lộ 1A, đường sắt bắc Nam.

Thay mặt Lãnh đạo Sở Xây dựng, đồng chí Giám đốc Sở yêu cầu UBND thị xã Bỉm Sơn cần tập trung thực hiện một số nội dung:

1. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch; Chấm dứt tình trạng tự ý điều chỉnh quy hoạch phá vỡ QH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung được duyệt, UBND thị xã chủ động xây dựng kế hoạch chỉnh trang đô thị; Lập trình cấp có thẩm quyền công nhận thị xã là đô thị loại III trong năm 2015.

2. Tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch sâu rộng tới tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch; phối hợp với các Ngành liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đô thị; tập trung chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên toàn bộ địa bàn Thị xã; quản lý chặt chẽ và có hiệu quả việc đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt.

3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.

4. Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị.

5. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn; không để tình trạng công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng; thực hiện tốt công tác GPMB.

6. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để quản lý, thực hiện quy hoạch theo các quy định của pháp luật.

7. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng, phát triển đô thị.; Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, khu đô thị mới.

8. Về đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ: các khu đô thị mới cần được xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai

9. Về quy mô giao đất thực hiện các dự án phát triển đô thị mới cần phù hợp với nhu cầu và thực lực đầu tư để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả.

10. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đô thị, đẩy mạnh hơn nữa công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch đô thị, KĐT mới, đảm bảo quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo phát triển, thu hút đầu tư, nâng cấp chất lượng đô thị hóa. tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp.

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2030 vừa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 01/11/2013, có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển bền vững Thị xã Bỉm Sơn. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị và phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng, thế mạnh của Thị xã để phát triển KT -XH, từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở; dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa; hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Định hướng phát triển thị xã theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 01/11/2013, như sau:

1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Phạm vi điều chỉnh quy hoạch trong địa giới hành chính thị xã Bỉm Sơn, gồm: 6 phường (Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Đông Sơn, bắc Sơn, Phú Sơn), 2 xã (Quang Trung, Hà Lan) và một phần đất phía tây thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung để mở rộng khu công nghiệp. Tổng diện tích khoảng: 6.701,18ha.

2. Tính chất, chức năng: Là đô thị trung tâm vùng động lực kinh tế phía Bắc tỉnh Than Hoá, các chức năng chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ, du lịch; có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông; trung tâm giáo dục đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

3. Quy mô  dân số: Dự báo dân số đến năm 2020: Dân số đô thị khoảng 120.000 người; Dự báo đến năm 2025: Dân số  đô thị khoảng 150.000 người.

4. Định hướng phát triển không gian: Theo hướng Đông – Tây: Liên kết vùng kinh tế Bắc Thanh Hoá thông qua đường 525; Theo Hướng Bắc – Nam: thông qua Quốc lộ 1A, đường sắt bắc Nam.

Thay mặt Lãnh đạo Sở Xây dựng, đồng chí Giám đốc Sở yêu cầu UBND thị xã Bỉm Sơn cần tập trung thực hiện một số nội dung:

1. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch; Chấm dứt tình trạng tự ý điều chỉnh quy hoạch phá vỡ QH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung được duyệt, UBND thị xã chủ động xây dựng kế hoạch chỉnh trang đô thị; Lập trình cấp có thẩm quyền công nhận thị xã là đô thị loại III trong năm 2015.

2. Tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch sâu rộng tới tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch; phối hợp với các Ngành liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đô thị; tập trung chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên toàn bộ địa bàn Thị xã; quản lý chặt chẽ và có hiệu quả việc đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt.

3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.

4. Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị.

5. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn; không để tình trạng công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng; thực hiện tốt công tác GPMB.

6. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để quản lý, thực hiện quy hoạch theo các quy định của pháp luật.

7. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng, phát triển đô thị.; Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, khu đô thị mới.

8. Về đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ: các khu đô thị mới cần được xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai

9. Về quy mô giao đất thực hiện các dự án phát triển đô thị mới cần phù hợp với nhu cầu và thực lực đầu tư để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả.

10. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đô thị, đẩy mạnh hơn nữa công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch đô thị, KĐT mới, đảm bảo quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo phát triển, thu hút đầu tư, nâng cấp chất lượng đô thị hóa. tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp.