(Xây dựng) - Hội nghị triển khai Đề án 1961 về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2016-2020” khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra sáng 24/6 tại Đà Nẵng. Đây là hoạt động đáng chú ý nhằm hướng tới thúc đẩy công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nước cũng như khu vực miền Trung - Tây nguyên.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố
khu vực miền Trung - Tây nguyên, đại diện các cục, vụ chuyên ngành của
Bộ Xây dựng, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ 19 tỉnh, thành phố khu vực miền
Trung - Tây nguyên cùng một số tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị.
Gia Lai, cửa ngõ kết nối Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung.
Nằm giữa hai đầu đất nước, được nối liền bởi hệ thống giao thông
đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không, miền Trung - Tây
Nguyên có những tiềm năng, lợi thế để mở rộng liên kết hợp tác với bên
ngoài. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực này có thể mở rộng quan hệ
kinh tế với hai miền của đất nước, nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, phía Bắc. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch sử, quy
hoạch, kết cấu hạ tầng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều yếu
kém, bất cập, các nguồn lực tại chỗ còn hạn chế, gây cản trở lớn đến
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh.
Hiện nay, việc phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch tổng thể cũng
như công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị ở khu vực này đang là
một trong những nội dung được quan tâm nhiều, bởi nó liên quan trực
tiếp đến sự phát triển chung của toàn khu vực.
|
Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Có thể nói, khu vực miền
Trung - Tây nguyên đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực
con người nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc
tế. Mặc dù thời gian qua, khu vực này đã đạt được nhiều kết quả khích
lệ, tuy nhiên để có thể phát triển nhanh, mạnh, cần giải quyết các vấn
đề còn tồn tại liên quan đến quản lý xây dựng và phát triển đô thị, đặc
biệt trong giai đoạn 2016-2020, khi mà các địa phương sắp xếp, bố trí
nhân sự cho nhiệm kỳ mới tại Đảng bộ, HĐND, UBND các cấp. Đây là giai
đoạn cần phải có một lực lượng lớn các cán bộ công chức lãnh đạo, chuyên
môn đô thị được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô
thị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2, ngày
8/1/2016, bằng văn bản số 143/VPCP-KTN, Chính phủ đã đồng ý kéo dài thời
gian thực hiện Đề án đến năm 2020 và mở rộng đối tượng tham gia học tập
theo Đề án. Hội nghị triển khai Đề án 1961 về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức
lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp” khu vực miền Trung - Tây nguyên
giai đoạn 2016-2020 đã diễn ra tốt đẹp và nhận được rất nhiều những ý
kiến đóng góp của các nhà quản lý của các bộ, ngành và lãnh đạo các địa
phương.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn
mạnh: Trong 5 năm qua, Bộ Xây dựng đã hết sức nghiêm túc triển khai thực
hiện Đề án. Đề án đã hoàn thành được nhiều nhiệm vụ như: Tổ chức Ban
chỉ đạo để điều hành quản lý thực hiện Đề án, trong đó có sự tham gia
phối hợp của các bộ, ngành, địa phương; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo
để lấy ý kiến xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, cách thức tổ
chức các khóa đào tạo đồng thời tuyên truyền, quảng bá về nội dung ý
nghĩa của Đề án 1961 tới từng địa phương; hoàn thành việc xây dựng
chương trình và biên soạn tài liệu cho các nhóm đối tượng học viên. Các
bộ tài liệu được biên soạn công phu và nhận được đánh giá tích cực từ
phía học viên tham dự những khóa học. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng
và đô thị - đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án đã xây dựng đội ngũ
giảng viên là lãnh đạo các cục, vụ, viện, đồng thời mời các chuyên gia
uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy chương trình.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
Để triển khai hiệu quả Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020, cần hoàn thành những mục tiêu cụ thể như sau:
Một là: Đến năm 2020 có 100% cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các
cấp, bao gồm cả những đối tượng mở rộng, được đào tạo bồi dưỡng theo các
chương trình của Đề án 1961.
Hai là: Hoàn thành việc rà soát, chỉnh sửa 8 bộ tài liệu đã được Bộ Xây
dựng ban hành theo hướng tinh gọn, thiết thực, chuyên sâu, đáp ứng yêu
cầu đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.
Ba là: Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức của
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, đội ngũ giảng viên nguồn của
các địa phương có năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp
với các chương trình, đối tượng đào tạo.
Bốn là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị trở thành hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo
chuyên môn đô thị các cấp.
Năm là: Áp dụng hình thức học tập trực tuyến E-Learning kết hợp bồi dưỡng trực tiếp trên lớp.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Đã Nẵng phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Đã Nẵng - một
trong các địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao, cũng là địa
phương đề xuất với Trung ương xây dựng mô hình chính quyền đô
thị, phát biểu: Chúng tôi thống nhất cao các nội dung của Đề
án. Quá trình giám sát phát triển đô thị luôn được các địa
phương rất quan tâm. Vì vậy, địa phương đặc biệt chú trọng đến
mục tiêu giai đoạn mới của Đề án. Việc phối hợp của địa
phương với Bộ Xây dựng và Học viện Cán bộ quản lý xây dựng
và đô thị là rất qua trọng. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng về
quản lý xây dựng và phát triển đô thị đã trang bị nhiều kiến
thức giúp điều hành tốt hoạt động tại địa phương. TP. Đã Nẵng
thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp để tổ chức tốt các lớp
theo Đề án.
Ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị -
Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án đã nêu ra một số giải pháp thực hiện Đề
án trong thời gian tới, như công tác chuẩn bị giảng viên, tổ chức đào
tạo cho từng nhóm đối tượng, phương pháp đào tạo bồi dưỡng áp dụng các
hình thức tích cực như học trực tiếp trên lớp và học trực tuyến
E-Learning, xây dựng hoàn chỉnh bộ chương trình tài liệu đào tạo bồi
dưỡng. Công tác phối hợp giữa Bộ Xây dựng với các bộ, ngành, địa phương,
với các tổ chức quốc tế cần đặc biệt chú trọng nhằm thực hiện tốt các
mục tiêu mà Đề án đã đặt ra.
Ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị -
Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án phát biểu về giải pháp thực hiện
Đề án giai đoạn 2016-2020
Tại Hội nghị, ý kiến của đại diện Viện Quản lý đô thị châu Á
chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý đô thị của một số
nước trên thế giới. Các nhà quản lý địa phương phát biểu tập trung
làm rõ kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương mình với Ban chỉ đạo nhằm
chuẩn bị tốt nhất cho việc hoàn thành các mục tiêu của Đề án trong thời
gian tới. Phân tích, đánh giá những bất cập, khó khăn, thách thức trong
quá trình thực hiện Đề án ở địa phương và có giải pháp để hoàn thành
mục tiêu Đề án trong giai đoạn tiếp theo.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo các địa
phương, ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Phó Trưởng ban thường
trực Ban chỉ đạo Đề án đã nhấn mạnh về các nội dung trong quản lý
phát triển đô thị. Ông cũng nhận định: Các ý kiến trong Hội
nghị đều cho thấy sự đặc biệt cần thiết của Đề án. Những ý
kiến đóng góp tại Hội nghị rất quan trọng, chúng tôi ghi nhận
và tiếp thu các ý kiến đề xuất. Cần thiết kế các chương trình linh
hoạt, phù hợp với học viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng sau này
với mục tiêu đào tạo theo yêu cầu chức danh và theo vị trí
việc làm. Đây cũng là mô hình của nhiều nước trên thế giới.
Ban chỉ đạo Đề án hoàn toàn đồng ý với các ý kiến và sẽ tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện để Đề án thực sự thiết thực và hiệu quả đối
với sự phát triển của các đô thị Việt Nam.
Nguyễn Thanh Hương