Ảnh minh họa
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt
động xây dựng là 1 tỷ đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình
hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng.
Quy định hình thức xử phạt trong quản lý phát
triển nhà ở, Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà
ở trái quy định; chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử
dụng chung; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc sử
dụng riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác
và khu vực công cộng.
Tự ý cơi nới chung cư phạt đến 60 triệu
đồng
Đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về
quản lý sử dụng nhà chung cư như: Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại
bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành
hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; sử
dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định thì sẽ
bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với
một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Kinh
doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; Sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia
cầm; hoạt động giết mổ gia súc; Kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ
cháy.
Hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không
gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung
dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung,
phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của
nhà chung cư cũng bị phạt tiền từ 50-60 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày
30/11/2013.
Theo Chinhphu.vn