(Xây dựng) - Trong bối cảnh chung nhiều khó khăn, thách thức, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã xác định đúng, tập trung chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ lớn, trọng tâm, qua đó đạt nhiều kết quả tích cực.
.
|
Ông
Phan Lê Quang - Giám đốc Sở Xây dựngThanh Hóa, phát biểu tại hội nghị
tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. |
Năm
2023, cùng với khó khăn chung của ngành Xây dựng cả nước, ngành Xây
dựng Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Năm 2023 là năm
tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi kinh tế sau dịch
Covid-19; là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
của nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Trong năm 2023, thị trường bất động
sản của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn nhiều khó khăn,
thách thức, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp như: Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng; giá cả nguyên vật
liệu cao; giao dịch bất động sản giảm so với cùng kỳ, số lượng giao dịch
bất động sản thông qua công chứng giảm mạnh so với năm 2022.
Tuy
nhiên, với quyết tâm cao, Sở Xây dựng và các địa phương đã tổ chức chỉ
đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ
lĩnh vực xây dựng năm 2023 một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu
quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm theo phương châm chỉ đạo
của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo,
kịp thời hiệu quả”.
Trong đó,
đáng chú ý là lĩnh vực cải cách hành chính của Sở đạt nhiều kết quả tích
cực, đáng ghi nhận. Năm 2023, Sở Xây dựng không chỉ duy trì triển khai
các giải pháp thực hiện công tác cải cách hành chính mà còn thực hiện
tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành
chính cắt giảm thời gian giải quyết để thu hút đầu tư trên địa bàn
tỉnh.
Qua đó, đã nhận và xử lý
28.573 văn bản thuộc tất cả các lĩnh vực quản lý của Sở (trong đó phát
hành trên 9.300 văn bản), các văn bản được xử lý có chất lượng, đảm bảo
thời gian quy định.
Công tác quy
hoạch xây dựng năm 2023 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm triển
khai, số lượng hồ sơ quy hoạch được lập nhiều, cơ bản đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, thu hút nhiều dự án tại các đô thị, khu công
nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Đặc
biệt, Sở Xây dựng Thanh Hóa đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 tại
Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023; hoàn thành trình UBND tỉnh phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.
Sở
đã chủ trì kiểm tra việc kinh doanh, niêm yết giá của các cơ sở sản
xuất, doanh nghiệp kinh doanh và cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn
tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều công văn, chỉ thị nhằm đảm
bảo nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công các dự án,
công trình trên địa bàn tỉnh.
Hàng
tháng, Sở Xây dựng đều ban hành các công văn về đề nghị khảo sát giá
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Từ tháng 3/2023, Liên Sở Xây dựng -
Tài chính đã thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng thông thường tại
mỏ, tại bãi tập kết.
Việc công bố
giá vật liệu xây dựng của Liên Sở Xây dựng - Tài chính đã đảm bảo kịp
thời, thông tin đủ độ tin cậy, phù hợp với giá thị trường và công bố kịp
thời với biến động của giá cả thị trường vật liệu xây dựng. Qua đó,
việc xác định giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh đã có nhiều
chuyển biến tích cực…
Kết quả,
năm 2023, trên 2/3 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xây dựng dự ước hoàn thành kế
hoạch đã đề ra. Cụ thể, tổng giá trị gia tăng theo giá cố định năm 2010
đạt 20.603 tỷ đồng, tăng 4,07% so với năm 2022, bằng 93,1% kế hoạch (kế
hoạch đạt 22.130 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2022); tỷ lệ hộ được sử
dụng nước sạch đô thị đạt 96%, bằng 100,2% so với năm 2022; tỷ lệ đô thị
hóa đạt 38%, bằng 102,7% so với năm 2022.
Ông
Phan Lê Quang - Giám đốc Sở Xây dựngThanh Hóa cho biết, để hoàn thành
tốt các nhiệm vụ, trong thời gian tới ngành Xây dựng Thanh Hóa sẽ tiếp
tục đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công tác của ngành.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới, sáng tạo, đột
phá, ưu tiên các nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong toàn ngành, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Bên
cạnh đó, ngành cũng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong công tác để lan tỏa gương điển hình tiên tiến trong toàn
ngành.