Lượt xem: 3062 | Gửi lúc: 07/07/2014 14:07:31

Những kết quả nổi bật trong thực hiện Đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt tỷ lệ đô thị hóa 25%

Tính đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Thanh Hóa chỉ đạt 10,4% và là một trong 05 tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. (Bắc Giang 9,6%, Thái Bình 9,9%, Hà Nam 9,8%, Bến Tre 10% và Thanh Hoá 10,4% ).

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Thanh Hóa đạt tỷ lệ đô thị hóa 25%. Ngày 10/01/2012 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số108/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt tỷ lệ đô thị hóa 25%.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã cón hiều giải pháp sáng tạo và quyết liệt trong chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện Quyết định 108/QĐ-UBND; Sở Xây dựng đã ban hành 20 văn bản trong quá trình hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập chung thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao.

Sau 02 năm thực hiện đề án: Hệ thống đô thị toàn tỉnh hiện có 31 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại I (Thành phố Thanh Hóa); 01 đô thị loại III(Thị xã Sầm Sơn); 01 đô thị loại IV (Thị xã Bỉm Sơn); 28 đô thị loại V, bao gồm 24 thị trấn huyện lỵ và 04 thị trấn chuyên ngành (Vân Du, Sao Vàng, Lam Sơn và thị trấn Thống Nhất). Tỷ lệ đô thị hoá tính đến 6/2014 khoảng:     18,6%. Các kết quả nổi bật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng:

1.      Kết quả về công tác lập Quy hoạch:

Trên phạm vi toàn tỉnh,tất cả các đô thị đều được phê duyệt QHC xây dựng (đạt 100%), tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết 1/500 (được phê duyệt) tại các đô thị  (thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn...) đạt 80%; Sau khi rà soát, từ năm 2009 đến tháng 11/2013, tổng số đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt là 310 đồ án (trong đó Quy hoạch nghành: 06; Quy hoạch vùng: 03; QHC xây dựng đô thị: 53; QHPK,QHCT: 248). Chất lượng các đồ án được nâng cao, đảm bảo tầm nhìn dự báo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, thu hút nhiều dự án tại các đô thị, Khu kinh tế Nghi Sơn.

Về công tác điều chỉnh QHC đô thị trung tâm thị trấn huyện lỵ:

- Đến thời điểm hiện nay có 18/27 huyện, thị xã, thành phố đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh QHC, bao gồm: (1.Thành phố Thanh Hoá, 2.Thị xã Sầm Sơn, 3.Thị xã Bỉm Sơn, 4.Hậu Lộc, 5.Hà Trung, 6.Hoằng Hoá, 7.Nga Sơn,  8.Thiệu Hóa, 9.Yên Định, 10.Nông Cống, 11.Ngọc Lặc, 12.Cẩm Thủy, 13.Thạch Thành, 14.Thọ Xuân, 15.Như Xuân, 16.Thường Xuân, 17.Lang Chánh, 18. Mường Lát);

- 09/27 địa phương chưa lập điều chỉnh QHC xây dựng trung tâm thị trấn huyện lỵ, hoặc chưa được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm: (1.Đông Sơn, 2.Quảng Xương, 3.Triệu Sơn, 4.Tĩnh Gia,5.Vĩnh Lộc, 6.Như Thanh, 7.Bá Thước, 8.Quan  Hoá, 9.Quan Sơn).

Về công tác lập quyhoạch chung các đô thị mới:

- 13/31 đồ án QHC các đô thị mới được UBND tỉnh phê duyệt bao gồm: (1.Bãi Trành (Như Xuân), 2.Bà Triệu (Hậu Lộc), 3.Cửa Đạt (Thường Xuân), 4.Na Mèo (Quan Sơn),5.Đồng Tâm (Bá Thước), 6.Tén Tằn (Mường Lát), 7.Hải Bình (Tĩnh Gia), 8.Nưa(Triệu Sơn), 9.Tiên Trang (Quảng Xương), 10.Thạch Quảng (Thạch Thành), 11.Hà Long (Hà Trung),12.Xuân Lai (Thọ Xuân), 13.Yên Mỹ (Nông Cống);

- 15/31 đồ án QHC các đô thị mới đang triển khai lập QHC và đang trình phê duyệt gồm 15 đô thị: (1.Thiều-Dân lý, 2.Thọ Dân, 3.Sim-Hợp Thành,4.Đồng Tiến (Triệu Sơn); 5.Hòa Lộc, 6.Diêm Phố (Hậu Lộc); 7.Kiểu, 8.Định Tân(Yên Định); 9.Trường Sơn (Nông Cống); 10.Nghĩa Trang, 11.Hải Tiến (Hoằng Hóa);12.Điền Lư (Bá Thước); 13.Hà Lĩnh (Hà Trung); 14.Hải Ninh (Tĩnh Gia); 15. PhúcDo (Cẩm Thuỷ);

- 03/31 đồ án QHC các đô thị mới tạm dừng theo ý chỉ đạo của UBND tỉnh bao gồm: 1.Hải Thanh (Tĩnh Gia); 2.Vân Sơn, 3.Thọ Sơn (Triệu Sơn).

(QHCđô thị Hải Thanh (Tĩnh Gia) tạm dừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số177/UBND-CN ngày 09/01/2013; QHC đô thị Vân Sơn, Thọ Sơn (Triệu Sơn) tạm dừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 8483/UBND-CN ngày 19/11/2012).

2.Nâng cấp đô thị, điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính và thành lập thị trấn:

Thành phố Thanh Hoá:

Nghị quyết số 05-NĐ-CP ngày29-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa sang 19 xã, thị trấn thuộc các huyện lân cận và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hoá.

Sở Xây dựng là đơn vị trực tiếp tham gia xem xét, phản biện báo cáo UBND, HĐND tỉnh thống nhất trình Thủ tướng về đề án nâng cấp thành phố Thanh Hoá lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hoá của Thành phố Thanh Hoá. Ngày 29/4/2014 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 636/QĐ-TTg công nhận Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

- Diện tích tự nhiên sau khi mở rộng:   14.677,07ha;

- Dân số thành phố sau khi mở rộng địa giới hành chính:        393.294 người;

Thị xã Sầm Sơn:

Đã được công nhận là đô thị loại III tại Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh; Hiện nay UBND thị xã đang triển khai hoàn thiện thủ tục lập Đề án mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn sang 6 xã thuộc huyện Quảng Xương;

- Đề án đã được thông qua HĐND tỉnh khoá XVI tại, kỳ họp thứ 10 tháng 7/2013:

- Diện tích tự nhiên: 1.788,76 ha;

- Dân số thị xã: 62.550người (theo điều tra dân số 2012);

- Diện tích thị xã sau khi mở rộng: 4.730 ha (theo điều chỉnh QHC);

- Dân số thị xã sau mở rộng: 120.000 người (theo điều chỉnh QHC).

Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống:

- Tại phiên họp thường kỳ 6 tháng năm 2014 ngày19/6/2014 của UBND tỉnh, theo đó tại phiên họp đã thông qua Đề án sát nhập xã Minh Thọ và điều chỉnh địa giới hành chính các xã Vạn Hòa, Vạn Thiện để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nông Cống.

* Dự kiến sau khi mở rộng địa giới hành chính (theo điều chỉnh QHC):

- Diện tích đô thị sau mở rộng:            728ha;

- Dân số đô thị sau mở rộng: 15.500 người.

Các đô thị đã hoàn chỉnh đề án công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V:

* Đề án đề nghị công nhận xã Quảng Lợi (Tiên Trang)huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đạt tiêu chuẩn đô thị loại V đã được HĐND huyện thông qua tại Nghị Quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 30/12/2013;

Đề án đã được thông qua HĐND tỉnh khoá  XVI tại, kỳ họp thứ 10 tháng 7/2013.

* Các Đề án đã báo cáo thông qua tại phiên họp thường kỳ 6 tháng năm 2014 ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh gồm: Đô thị Hải Bình, huyện Tĩnh Gia; Đô thị Hà Long, huyện Hà Trung,

3.Về công tác đầu tư phát triển đô thị:

*Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, được đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều đô thị mới, quy mô lớn ra đời, với những công trình kiến trúc hiện đại. Các chương trình trọng tâm được triển khai thực hiện có kết quả, góp phần tích cực vào thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như:

- Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư được tăng cường, huy động đa dạng các nguồn vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ, vốn của các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và vốn trong nhân dân; 3 năm 2011 - 2013 huy động vốn đầu tư phát triển đạt trên 122nghìn tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần giai đoạn 2008 - 2010; hiện Thanh Hóa đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong năm 2013 và đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về thu hút vốn FDI lũy kế đến nay.

- Về vấn đề cải thiện điều kiện môi trường đô thị cũng đã được chính quyền đô thị quan tâm. Một số đô thịđã có nhà máy hoặc trạm xử lý nước thải được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân cả tỉnh đạt khoảng 80%.

- Về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước,chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn và công trình phúc lợi công cộng của các đô thị được đầu tư xây dựng, cải tạo, tạo nên bộ khung cơ bản để các đô thị phát triển, 90% số các tuyến đường trục chính cấp đô thị từ các đô thị loại 3 trở lên được chiếu sáng; dịch vụ cung cấp thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng phục vụ tích cực cho các yêu cầu đặt ra. 

4.Tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Thanh Hóa đạt tỷ lệ đô thị hóa 25%:

Bên cạnh những kết quả nổi bật trong thời gian vừa qua trong việc thực hiện Đề án, cũng đã xuất hiện những khó khăn, bất cập; Để đảm bảo được mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Thanh Hóa đạt tỷ lệ đô thị hóa 25% và nâng cao chất lượng đô thị đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đề ra, cần tập trung vào các giải pháp:

- Tổ chức rà soát đánh giá xét các tiêu chí còn yếu của các đô thị để có kế hoạch đầu tư góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống đô thị của toàn tỉnh theo định hướng phát triển đô thị đối với các đô thị vừa và nhỏ, cần đầu tư nâng loại cho một số đô thị theo lộ trình hợp lý, tránh đầu tư dàn trải góp phần từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống đô thị của toàn tỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Các đơn vị địa phương trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá lại hiệnt rạng xuất phát điểm, các tiềm lực phát triển đô thị một cách cẩn trọng, chuẩn xác; đồng thời dự lường những biến động về kinh tế xã hội sẽ ảnh hưởng đến đô thị trong thời gian tới; các địa phương, đơn vị phải khẳng định rõ khả năng tổc hức thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đối với từng đô thị.   

- Thực hiện đánh giá sau quy hoạch nhằm phát hiện những tồn tại, rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tá clập và thẩm định quy hoạch. Không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch để cương quyết và chỉ đạo quyết liệt việc đầu tư xây dựng tuân thủ theo quy hoạch xây dựng,quy hoạch đô thị được duyệt.

- Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị được duyệt,đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chỉnh trang đô thị; Xây dựng Chương trình (kế hoạch) phát triển đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tạo dựng nguồn lực phát triển đô thị từ chính nội lực của đô thị; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng, phát triển đô thị; Thông qua các giải pháp về quy hoạch đô thị kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị hóa. 

 

                                                                                      Nguyễn Mạnh Tuấn

                                                                            Trưởng phòng Phát triển Đô thị